Cốm Mễ Trì – Nguồn Gốc Và Quy Trình Sản Xuất Truyền Thống

Nguồn gốc cốm Mễ Trì

Mùa thu Hà Nội, gió heo may mang theo hương cốm thơm nồng, gợi nhớ tuổi thơ. Cùng khám phá hành trình từ lúa non đến hạt cốm thơm ngon của Cốm Mễ Trì và những câu chuyện về làng nghề cổ xưa, để hiểu thêm về một phần hồn của Hà Nội.

Nguồn Gốc Của Cốm Mễ Trì

Cốm Mễ Trì, cái tên đã đi vào lòng người Hà Nội từ bao đời nay, gắn liền với làng Mễ Trì, nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng nghề cổ xưa này đã nổi tiếng với nghệ thuật làm cốm hơn 1 thế kỷ. Cốm Mễ Trì được xem là “đặc sản” của làng quê, là minh chứng cho sự khéo léo, tinh tế và truyền thống lâu đời của người dân nơi đây.

Cốm Mễ Trì - Nguồn gốc và quy trình sản xuất
Cốm Mễ Trì – Nguồn gốc và quy trình sản xuất

Nổi tiếng cùng với làng Vòng, làng cốm mễ trì xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Với hơn 1 thế kỷ gắn bó cùng phát triển với nghề làm cốm, cốm Mễ Trì đã trở thành một phần trong nét văn hóa ẩm thực chốn đô thành. Cốm Mễ Trì trở lên nổi tiếng và góp phần tạo lên biểu tượng cốm, sự tinh tế và thanh tao của văn hóa Hà Nội.

Thời gian xuất hiện chính xác của làng cốm Mễ Trì đã khó mà kiểm trứng, không biết từ khi nào, những gánh hàng cốm Mễ Trì xuất hiện trên mọi nẻo đường phố phường Hà Nội. Hương thơm dịu nhẹ cùng vị ngọt thanh đã đi vào sâu tâm trí của người dân nơi đây, trở thành một món ăn đặc sản nức tiếng gần xa đất Hà Thành.

Truyền Thống Sản Xuất Cốm Ở Mễ Trì

Truyền thống làm cốm tại làng cốm Mễ Trì được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có những hộ gia đình đã làm cốm hơn 100 năm. Nghề làm Cốm Mễ Trì không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2019.

Mang đậm tính dân tộc, nét văn hóa của con người Việt Nam. Thể hiện cho sự cần cù chăm chỉ và tinh thần uống nước nhớ nguồn, trân trọng những gì mà cha ông ta đã để lại cho con cháu. Luôn giữ gìn và phát huy truyền thống, văn hóa ẩm thực lâu đời, đưa món ăn đặc sắc này đến mọi miền tổ quốc.

Điều đó đã mang lại niềm vinh dự, tự hào lớn cho người làm nghề tại nơi đây. Những nghệ nhân làm cốm luôn nỗ lực để giữ gìn hương vị truyền thống, đồng thời cải tiến kỹ thuật từ làm thủ công sang sử dụng máy móc cơ giới hóa cải thiện năng suất. Tạo nên các món ăn làm từ cốm với hương vị tuyệt vời.

Quy Trình Sản Xuất Cốm Mễ Trì

Quy trình sản xuất Cốm Mễ Trì được người dân Mễ Trì đã gìn giữ và lưu truyền bí quyết sản xuất qua bao thế hệ

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Bí quyết đầu tiên của Cốm Mễ Trì nằm ở việc lựa chọn nguyên liệu. Lúa nếp cái hoa vàng được người dân chọn để làm cốm, loại lúa nếp này cho ra hạt cốm dẻo thơm, đậm đà hương vị. Lúa nếp được thu hoạch vào đúng thời điểm “lúa chín sữa”, khi hạt lúa còn non mẩy, xanh mướt, chứa đựng trọn vẹn tinh túy của đất trời.

Bước 2. Thu hoạch lúa và tuốt hạt

Vào buổi sáng sớm, khi sương còn đọng trên lá lúa, người dân Mễ Trì sẽ bắt đầu công việc thu hoạch lúa. Việc cắt lúa cần được thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng bằng tay để tránh làm dập nát hạt lúa. Sau khi thu hoạch, lúa được tuốt lấy hạt một cách tỉ mỉ, đảm bảo hạt lúa nguyên vẹn, không bị sót hay vỡ.

Bước 3. Rang cốm tạo nên hương vị đặc trưng

Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất Cốm Mễ Trì, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm dày dặn của người thợ. Lúa nếp sau khi tuốt hạt sẽ được rang trong những chiếc chảo gang lớn được đun bằng củi lửa.

Chảo gang dày dặn giúp truyền nhiệt đều, làm cho hạt cốm chín từ trong ra ngoài, dậy mùi thơm nức mũi mà không bị cháy khét. Người thợ rang cốm cần đảo liên tục, đều tay để đảm bảo hạt cốm chín đều, vàng ươm, dậy mùi thơm lúa mới.

Bước 4. Giã cốm

Cốm sau khi rang chín sẽ được giã trong cối đá truyền thống. Việc giã cốm được thực hiện bằng máy móc cơ giới, tuy nhiên người thợ vẫn cần điều chỉnh tốc độ và lực giã phù hợp để tách đều lớp vỏ trấu, giữ lại phần hạt cốm dẻo thơm bên trong. Âm thanh giã cốm vang vọng khắp làng Mễ Trì như bản nhạc báo hiệu mùa thu đã về.

Quy trình sản xuất cốm Mễ Trì
Quy trình sản xuất cốm Mễ Trì

Bước 5. Sàng sảy và phân loại

Cốm sau khi giã sẽ được sàng sảy để loại bỏ những hạt cốm nát, vỡ, chỉ giữ lại những hạt cốm nguyên vẹn, dẻo thơm. Tiếp theo, cốm được phân loại thành các loại khác nhau dựa trên kích thước và độ dẻo thơm. Cốm loại 1 là những hạt cốm to, tròn, dẻo thơm, màu vàng óng ả. Cốm loại 2 là những hạt cốm nhỏ hơn, có thể hơi nát nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Bước 6. Đóng gói và bảo quản

Cốm Mễ Trì được gói trong những chiếc lá sen tươi hoặc lá vả để giữ được hương vị và độ tươi ngon. Lá sen có tác dụng hút ẩm, giúp cốm không bị mốc, đồng thời tạo nên mùi thơm thanh tao đặc trưng. Cốm cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

Cốm Mễ Trì Nổi Tiếng Do Đâu?

Cốm Mễ Trì nổi tiếng với mùi thơm dịu nhẹ, hạt cốm dẻo, ngọt thanh, không quá khô khi ăn. Hương vị của cốm luôn được đảm bảo không bị nhạt, trát, hạt cốm không bị nát, vỡ khi đến tay người sử dụng. Độ bùi của cốm vừa phải, không quá ngọt, quá mềm là món ăn không thể bỏ qua vào dịp thu Hà Nội.

Mỗi dịp thu Hà Nội là thời điểm mùa cốm đến, là thời điểm mà mùi vị của cốm được thăng hoa nhất, thực khách có thể thấy được hình ảnh của những gánh cốm trên nhiều nẻo đường Hà Nội. Những thực khách ngồi bên hồ, bên đường vào những buổi sáng.

Xem thêm

Khám Phá Về Cốm Mễ Trì: Giá, Địa Điểm Và Nhiều Hơn Thế Nữa

Ngắm nghía mùa thu này, thơm vị hương cốm mới, một trải nghiệm khó tả cùng tách trà, thưởng thức hương vị của món ăn đặc sản, là một hành trình ẩm thực tuyệt vời đối với thực khách khi đến đây.

Bên cạnh là linh hồn của thu Hà Nội, cốm Mễ Trì còn là một phần không thể thiếu trong mâm cưới hỏi, giỏ quà Tết mà nhiều người con xa nhà mua về cho gia đình để gửi gắm nỗi nhớ nhà và tình yêu thương của họ.

Cốm nơi đây không chỉ nổi tiếng với hương vị tuyệt vời mà còn nổi tiếng với quy trình chế biến tỉ mỉ, được đúc kết qua nhiều đời, mang lại cho thực khách không riêng về hương vị mà còn đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với người sử dụng.

Văn Hóa Của Cốm Mễ Trì

Cốm Mễ Trì không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa của làng nghề cốm Mễ Trì. Cốm được dùng trong các lễ hội, sự kiện quan trọng như Tết Trung thu, Tết nguyên đán, đám cưới hay các buổi tiệc giao lưu, gặp gỡ.

theo Cốm Đỗ

  • Cốm trong Tết Trung thu: Cốm là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Trung thu của người Hà Nội. Cốm được dùng để làm bánh cốm, chè cốm, hoặc được dùng để trang trí cho mâm cỗ thêm phần lung linh, thu hút.
  • Trong đám cưới: Cốm được sử dụng rất nhiều trong đám cưới của người làng Mễ Trì, có các món ăn như chả cốm, xôi cốm. Đặc biệt là bánh cốm đậu xanh và bánh xu xê được sử dụng làm tráp ăn hỏi.
  • Cốm trong các buổi tiệc: Cốm cũng được dùng trong các buổi tiệc giao lưu, gặp gỡ để biểu hiện sự hiếu khách và sự tôn trọng đối với khách mời. Cốm mang ý nghĩa sự thanh tao, sự tinh túy của văn hóa Hà Nội.

Thưởng thức cốm Mễ Trì cũng là một cách để ta cảm nhận được hương vị của mùa thu Hà Nội, để ta thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hãy đến với làng Mễ Trì vào mùa thu để trải nghiệm hương vị cốm dẻo thơm nức tiếng và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của nơi đây. Ngoài bạn có thể tìm mua các sản phẩm cốm trên trang Fanpage Cốm Đỗ, Shopee Food Cốm Đỗ – Mễ Trì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *